Tin tức

Nhập khẩu xơ, sợi dệt Việt Nam tăng mạnh

Ngày Đăng : 03/12/2018 - 10:56 AM

Theo báo cáo ngành dệt may của công ty chứng khoán quốc tế (VIS), nhập khẩu xơ, sợi dệt Việt Nam tăng rất mạnh trong giai đoạn 2003 đến 2008 do khoảng thời gian này ngành xơ sợi Việt Nam chưa phát triển mạnh. Kể từ sau cuộc khủng khoảng kinh tế 2008-2009 thị trường xơ sợi Việt Nam đã có sự chuyển biến rõ nét về nguồn cung trong nước. Tuy nhiên song song với việc nhập khẩu xơ sợi từ bên ngoài thì Việt Nam cũng xuất khẩu tăng mạnh.

Ngành xơ sợi Việt Nam phát triển mạnh từ khoảng 2005 trở đi với một số doanh nghiệp đầu ngành như STK, Formosa. So với các quốc gia sản xuất sợi trong khu vực thì Việt Nam có lợi thế về chi phí nhân công thấp hơn từ 30% - 50%. Lương nhân công Việt Nam hiện ở mức 120 – 180 USD/tháng trong khi các nước từ 200 – 400 USD/ tháng. Giá điện ở Việt Nam cũng thấp hơn khoảng 20% cũng giúp giảm bớt chi phí rất lớn sản xuất. 

Trong năm 2016, xuất khẩu xơ sợi dệt là 2,93 tỷ USD và sang năm 2017 tăng lên 3,59 tỷ USD. 2/3 lượng sợi sản xuất ra được Việt Nam xuất đi thay vì để sử dụng trong nước. thị trường lớn nhất xuất khẩu là Trung Quốc, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. Việt xuất khẩu sợi nhiều hơn trong khi nhu cầu trong nước phải nhập ngược về là do xuất khẩu được giá hơn và thậm chí lợi về cả chi phí vận chuyển (ví dụ từ Miền Bắc xuất sang Trung Quốc gần hơn vào Miền Nam). 

Ngược lại đầu vào của ngành sợi là bông lại phải nhập khẩu gần như toàn bộ vì nguồn cung trong nước chỉ đáp ứng 1%. Nguồn cung bông lớn nhất cho Việt Nam là từ Mỹ chiếm khoảng 50%, tiếp theo là các nước Australia, Ấn Độ, Brasil. Trong năm 2017 Việt Nam thu được 3,59 tỷ USD từ sợi nhưng cũng chi ra 2,36 tỷ USD để nhập bông. Việt Nam không phát triển ngành bông vì cần một diện tích canh tác lớn cộng với điều kiện thổ nhưỡng thích hợp cũng như khả năng cơ giới hóa cao. Năng suất trồng bông tại Mỹ đạt 960 kg/ha trong khi Việt Nam chỉ đạt khoảng 400 kg/ha. Việc trồng bông không mang lại hiệu quả kinh tế cao như cà phê, điều … do đó ngành công nghiệp bông phải lệ thuộc hoàn toàn nguồn nhập khẩu.



Các tin khác

Zalo