Quy trình sản xuất

Quy trình sản xuất vải dệt kim

cty dệt vải Hoàng Vũ sử dụng máy dệt kim tròn của các hãng nổi tiếng Mayer & Cie, Terrot, Kemyong, Pailung. Dệt được các loại vải Single, Rib, Interlock cơ bản và dẫn xuất. 

Trong quy trình sản xuất vải dệt kim, trước hết chúng tôi nhập sợi về, sau đó chuyển qua công đoạn mắc sợi. Sau đó chuyển sang hồ rồi mới đưa qua hệ thống máy dệt để thực hiện công đoạn dệt.

Tại công đoạn dệt này, quy trình sản xuất vải dệt kim được bắt đầu với các máy dệt tự động công nghệ cao dưới sự điều khiển của các kỹ sư và công nhân lành nghề. Sợi được đan với nhau theo một quy trình đã được định sẵn để đảm bảo theo đúng kiểu vải dệt mong muốn. Máy dệt được lập trình để kiểm soát toàn bộ quy trình sản xuất vải dệt kim, điều này đảm bảo sự đồng nhất cho toàn bộ mẻ dệt trong suốt quy trình dệt.
 



Dây chuyền máy dệt kim tự động cty dệt vải Hoàng Vũ

Sau quy trình sản xuất vải dệt kim, chúng ta có những cây vải mộc. Đây là nguyên liệu đầu vào của quy trình nhuộm. Vải sau khi dệt được chuyển qua bộ phận mộc để nối các đầu cây lại với nhau, phân theo cùng loại cùng khổ. Sau đó vải được đưa vào máy dùng để giũ hồ, sở dĩ ta phải giũ hồ vì trong vải mộc có chứa nhiều tạp chất hồ như hồ tinh bột, chất làm mềm, chất bôi trơn…
 


Vải thô sau quá trình dệt xong còn gọi là vải mộc - Thành phẩm mộc trong công đoạn dệt vải 

Sản phẩm vải mộc sau quá trình dệt (vải dệt kim) còn chứa nhiều tạp chất, hồ, dầu mỡ… Vì vậy tất cả các sản phẩm vải mộc đều khô cứng khó thấm các dung dịch hóa chất khác cho nên rất khó nhuộm màu, mặc khác lại chưa có độ trắng cần thiết cho nên cần xử lý vải trước khi chuyển sang quy trình nhuộm. Mục đích của công nghệ tiền xử lý là làm sạch các tạp chất để tăng khả năng nhuộm màu, đảm bảo sản phẩm nhuộm đều màu sâu màu và màu được tươi trong quy trình nhuộm kín.
 
 


Các tin khác

Zalo